Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá trang web của chúng tôi như thế nào?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
3258160

Các cách điều trị viêm da cơ địa hiệu quả hiện nay

1. Điều trị bằng thuốc

Hiện nay trong y học vẫn chưa có cách điều trị tận gốc bệnh viêm da cơ địa. Nên mục đích điều trị viêm da cơ địa chỉ là ưu tiên hướng tới điều trị các triệu chứng của bệnh như: giảm tình trạng viêm, giảm ngứa, ngăn chặn các đợt tái phát của bệnh,... Tùy theo mức độ và giai đoạn của bệnh mà các bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thuốc bôi tại chỗ hoặc kết hợp thêm thuốc uống toàn thân.

  • Các nhóm thuốc điều trị tại chỗ thường được dùng có thể kể đến như:

Nhóm thuốc giúp kháng khuẩn, làm dịu da:

Nhóm thuốc này có tác dụng giúp khử khuẩn, tiêu diệt vi trùng trên da, tạo cảm giác dịu nhẹ cho làn ra. Bên cạnh đó còn giúp vảy tiết nhanh khô, quá trình phục hồi da nhanh hơn. Đây là nhóm thuốc được sử dụng trong giai đoạn cấp của bệnh, khi vùng tổn thương ngứa ngáy, khó chịu, xây xát chảy dịch do gãi. Có thể kể đến như: Kẽm oxyd 10%, hồ nước, dung dịch bôi ngoài Chlorhexidine, Hexamidine.

Kem bôi có chứa corticoid trong thành phần

Corticoid được xem là “ thần dược” trong điều trị những bệnh viêm, dị ứng ngoài da. Nó sẽ giúp giảm viêm, giảm ngứa nhanh chóng, ngăn chặn tình trạng dị ứng.  Tuy nhiên corticoid cũng mang lại nhiều tác dụng phụ như giãn mạch, mỏng da, giảm sức đề kháng của da… Nên bác sĩ sẽ chỉ định dùng trong những ngày đầu của bệnh ở giai đoạn cấp. Trên thị trường có các loại thuốc có thể kể đến như: Dexamethason, Alclometasone, Betamethasone...

Thuốc chứa Acid salicylic, có tác dụng bong sừng bạt vẩy: Nhóm thuốc này được sử dụng ở bệnh nhân viêm da cơ địa mãn tính hoặc cuối giai đoạn cấp khi tổn thương đã lành. Acid salicylic là dẫn chất của beta hydroxy acid, giúp làm sát trùng, loại bỏ các tế bào chết trên bề mặt da. Để tăng hiệu quả điều trị có thể kết hợp với thuốc bôi corticoid. Tuy nhiên khi bệnh nhân bị bôi nhiễm, không được bôi thuốc lên vùng bị tổn thương. Có thể kể đến các loại thuốc hay được sử dụng như Benzosali, Dibetalic (kết hợp corticoid và acid salicylic ), Salicylic 5%...

  • Các loại kháng sinh bôi ngoài da

Loại thuốc được sử dụng khi bệnh nhân bị bội nhiễm hoặc sử dụng để phòng bội nhiễm. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng ở những vùng da bị tổn thương. Ví dụ như kem Fucidin H, là tuýp kem chứa 2 thành phần corticoid và kháng sinh, được đánh giá cao trong điều trị da liễu; hoặc sử dụng các loại kem 3 thành phần như Gentrisone, Dipolac…, có chứa corticoid, kháng sinh và trị nấm trong thành phần.

  • Thuốc trị viêm da cơ địa dạng bôi ức chế miễn dịch

Bệnh nhân còn có thể được kê thêm một số loại thuốc bôi có tác dụng ức chế miễn dịch như Tacrolimus và pimecrolimus. Chúng có tác dụng tương tự như corticoid với khả năng chống viêm, nhưng không gây ra tác dụng phụ như corticoid. Tuy nhiên nhược điểm là giá thành cao và nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.

  • Kem dưỡng ẩm

Sử dụng kem dưỡng ẩm trong giai đoạn mãn tính của bệnh. Mục đích để làm mềm vùng da bị khô, giảm cảm giác đau rát do da bị nứt nẻ. Khi da được cung cấp đủ độ ẩm thì sẽ giảm nguy cơ tái phát bệnh. Tùy vào mức độ khô và dày của da để cân nhắc sử dụng kem hay mỡ dưỡng ẩm. Có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm thông thường trên thị trường như kem vaseline, nivea...

Trong trường hợp nặng có thể kết hợp sử dụng thuốc theo đường uống. Sử dụng thuốc kháng histamin H1 như Loratadin, Fexofenadine... giúp giảm ngứa, giảm tình trạng dị ứng. Nặng hơn có thể sử dụng corticoid đường uống như Medrol, metasone... Hai nhóm thuốc này chỉ nên sử dụng khi bệnh cấp tính, và sử dụng trong khoảng 3 ngày đầu. Đối với bệnh nhân bị bội nhiễm, bị sốt có thể sử dụng thêm kháng sinh toàn thân như Amoxicillin, cephalosporin…

Thuốc điều trị được khuyến khích sử dụng với trẻ lớn trên 2 tuổi. Với những trẻ dưới 2 tuổi thì có thể sử dụng thuốc bôi với sự tư vấn của bác sĩ. Nhưng thông thường trẻ bị chàm sữa thường được điều trị bằng các mẹo dân gian tại nhà.

2. Các cách điều trị viêm da dị ứng tại nhà cho trẻ nhỏ

Khi điều trị bất cứ bệnh lý nào cho trẻ nhỏ, chúng ta cũng cần phải hết sức chú ý và cẩn thận. Người ta thường ưu tiên sử dụng các phương pháp tự nhiên để đảm bảo độ an toàn tuyệt đối cho trẻ. Dưới đây là một số cách mà các bạn có thể tham khảo và áp dụng:

  • Tắm cho trẻ bằng lá khế

Dùng lá khế rửa sạch rồi đun nước tắm cho trẻ và để vệ sinh vùng da bị tổn thương. Tắm cho trẻ 3 đến 4 lần mỗi tuần bằng lá khế sẽ giúp trẻ giảm được các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu của bệnh. Ngoài ra lá khế còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt nên cũng giúp cho vùng tổn thương được vệ sinh sạch sẽ, không bị bội nhiễm.

  • Sử dụng lá trà xanh

Lá trà xanh có thành phần gồm một số chất chống oxy hóa nên sẽ giúp làm giảm được tình trạng viêm, kháng khuẩn, bảo vệ vùng da bị tổn thương, cải thiện tình trạng ngứa ngáy và bong tróc da. Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản, chỉ cần đun sôi nước tắm cùng với một nắm lá trà xanh sau khi đã rửa sạch, pha thêm ít muối trắng. Đợi nước nguội bớt thì dùng nước vệ sinh vùng da tổn thương và tắm. Dùng nước này tắm thường xuyên các bạn sẽ thấy hiệu quả mang lại rõ rệt.

  • Cây sài đất

Theo y học cổ truyền, cây sài đất có tính mát, chứa nhiều chất khoáng tốt với da. Đây cũng là một loại cây rất lành tính đối với phụ nữ mang thai và cho trẻ nhỏ. Dùng đun nước tắm cho trẻ thường xuyên sẽ giúp cải thiện được tình trạng viêm da của trẻ, làm giảm ngứa nhanh chóng, làm dịu da. Ngoài ra các bạn còn có thể dùng cây sài đất giã với ít muối hạt, sau đó đắp lên vùng tổn thương trong vòng 30 phút rồi rửa sạch. Các này cũng mang lại tác dụng giảm viêm, dễ chịu cho làn da. Chú ý cần vệ sinh khu vực da và lá sài đất sạch sẽ.

  • Chườm đá lạnh để giảm ngứa và sưng

Trong trường hợp cấp bách mà không có thuốc để sử dụng, các bạn có thể tận dụng đá lạnh có sẵn trên ngăn đá nhà mình. Bọc đá vào khăn mỏng hoặc áp trực tiếp đá lên vùng da bị đỏ và ngứa khoảng 15 phút. Cách này sẽ giúp vùng da bớt đỏ, giảm ngứa và dễ chịu hơn trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên cách này chỉ là một phương pháp tạm thời, do đó các bạn vẫn nên cho trẻ đi khám để có thể điều trị bệnh tốt hơn.


Sáng: 7h30 - 11h30 | Chiều: 13h30 - 17h